Tỷ lệ giống nảy mầm là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ. Ngoài ra, lúa lai là giống lúa được nhiều nhà nông lựa chọn để gieo sạ mùa vụ mới. Vậy cách ngâm lúa giống truyền thống với giống lúa lai có khác biệt như thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ các điều kiện cần thiết để hạt giống nảy mầm, cách ngâm ủ lúa lai và những lưu ý về ngâm giống để tăng tỷ lệ thắng lợi mùa vụ.
Đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐤𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐡𝐚̣𝐭 𝐠𝐢𝐨̂́𝐧𝐠 𝐧𝐚̉𝐲 𝐦𝐚̂̀𝐦
Khi hạt giống đạt điều kiện cần thiết, hạt giống sẽ nảy mầm. Khi ngâm giống đạt tỷ lệ nảy mầm cao, sau gieo hạt giống xuống ruộng sẽ có sức sống mạnh mẽ và phát triển lá mạ to khỏe. Vì vậy các điều kiện cần thiết để hạt giống nảy mầm:
– Đ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑘𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑏𝑒̂𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 – 𝐻𝑎̣𝑡 𝑔𝑖𝑜̂́𝑛𝑔: Hạt giống sáng mẩy, ít hạt lép và dị dạng; đồng nhất về kích cỡ; giống không lẫn tạp chất, hạt cỏ; không lẫn hạch nấm, mầm bệnh nguy hiểm. Hạt giống phải hút no nước, đạt độ ẩm từ 25 đến 35%.
– Đ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑘𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑏𝑒̂𝑛 𝑛𝑔𝑜𝑎̀𝑖 – 𝑀𝑜̂𝑖 𝑡𝑟𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔: Nhiệt độ ấm áp từ 30 đến 35 độ C. Cung cấp đủ lượng oxy cho mầm và rễ mầm phát triển.
𝐒𝐨̂́ 𝐥𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠 𝐡𝐚̣𝐭 𝐠𝐢𝐨̂́𝐧𝐠 𝐥𝐮́𝐚 𝐥𝐚𝐢
Đầu tiên, bà con cần xác định lượng hạt giống gieo sạ. Đối với lúa cấy ở miền Bắc, nhà nông chỉ cần 0,8kg cho 1 sào ruộng tương đương 360m2; hoặc khoảng 22-25kg lúa giống trên 1 ha canh tác. Đối với phương pháp gieo sạ ở miền Nam, bà con cần 4kg giống lúa lai trên 1.000m2 tương đương 40kg cho diện tích canh tác 1 ha.
𝐂𝐚́𝐜 𝐛𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐜𝐚́𝐜𝐡 𝐧𝐠𝐚̂𝐦 𝐥𝐮́𝐚 𝐠𝐢𝐨̂́𝐧𝐠 𝐅𝟏
Tiếp theo, bà con tiến hành ngâm ủ hạt giống lúa lai.
1. Xử lý hạt giống trong nước ấm ở nhiệt độ 54 độ C, còn gọi là kỹ thuật 3 sôi 2 lạnh. Dùng nhiệt kế để kiểm soát nhiệt độ cần thiết đối với nước ngâm giống. Lượng nước ngâm giống cần ngập 3 đến 5 lần lượng lúa giống.Trực tiếp ngâm giống từ 10 đến 15 phút để kích thích hạt nảy mầm.
2. Loại bỏ hạt lép, lửng và tạp chất. Tiếp tục ngâm vào nước sạch trong thời gian từ 20 đến 24 giờ. Cách 6 tiếng cần thay nước và rửa chua cho lúa giống 1 lần.
3. Sau khi ngâm giống, đãi sạch lúa đến khi không còn mùi chua. Đem giống đi ủ ấm từ 36 đến 48 giờ. Đối với điều kiện vụ Xuân gặp thời tiết lạnh, thời gian ủ có thể kéo dài hơn 48 giờ và có thể đến 60 giờ ủ giống. Khoảng 12 tiếng cần đảo đều đống ủ để kiểm tra độ ẩm và nhiệt độ của lúa.
4. Khi rễ dài bằng hạt thóc, mầm dài bằng từ 1/3 đến 1/2 hạt thóc thì tiến hành đi gieo.
𝐌𝐨̣̂𝐭 𝐬𝐨̂́ 𝐥𝐮̛𝐮 𝐲́ 𝐤𝐡𝐢 𝐧𝐠𝐚̂𝐦 𝐮̉ 𝐡𝐚̣𝐭 𝐠𝐢𝐨̂́𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐤𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐧𝐚̆́𝐧𝐠 𝐧𝐨́𝐧𝐠
▶ Thóc phải ngâm nhiều nước và để ở nơi thoáng mát.
▶ Đối với giống lúa liền vụ phải xử lý phá ngủ hạt giống trước khi ngâm.
▶ Giống phải hút “no nước”, có thể thấy rõ phôi trắng, méo hạt phình lên là đạt yêu cầu.
▶ Ủ ở nơi thoáng mát, không đọng nước. Nếu hạt thóc khô phải tưới thêm nước để đảm bảo đủ độ ẩm.
𝐌𝐨̣̂𝐭 𝐬𝐨̂́ 𝐥𝐮̛𝐮 𝐲́ 𝐤𝐡𝐢 𝐧𝐠𝐚̂𝐦 𝐮̉ 𝐡𝐚̣𝐭 𝐠𝐢𝐨̂́𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐤𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐥𝐚̣𝐧𝐡 𝐫𝐞́𝐭
▶ Có thể xử lý thóc bằng dung dịch muối 15% từ 15 đến 20 phút để loại bỏ nấm tồn dư trên hạt. Biện pháp này có thể thay thế ngâm nước ấm vì nước nhanh nguội và lạnh.
▶ Cần phơi lại lúa giống trước khi ngâm để tăng khả năng hút nước.
▶ Có thể dùng bao đay hoặc túi vải cotton, vải bông đựng thóc để ủ. Tuyệt đối không dùng túi nilon để ủ thóc.
▶ Nếu dùng rơm, rạ phủ cần phải nén chặt để gió lạnh không lùa qua.
▶ Nếu dùng tro bếp để ủ thóc cần phải bọc một lớp vải ẩm dày bên ngoài bao thóc; để tro không hút nước từ bao thóc, làm thóc bị khô.
▶ Nên gieo mạ khi hạt thóc vừa nứt nanh nếu gặp rét đậm kéo dài.
▶ Trong thời tiết rét đậm dưới 15 độ C cần có biện pháp kìm hãm sự phát triển của rễ, mầm. Có thể dùng tro bếp nguội trộn với mống mạ theo tỷ lệ 1:3; trải đều và phủ bao tải ẩm lên trên. Cách ủ lúa giống này có thể giữ mống kéo dài thêm 2 đến 3 ngày.
𝐍𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐥𝐮̛𝐮 𝐲́ đ𝐚̣𝐭 𝐧𝐚̉𝐲 𝐦𝐚̂̀𝐦 𝐜𝐚𝐨
▶ Để giống lúa đạt nảy mầm cao, ngoài điều kiện ngâm ủ đúng cách; bà con còn cần lưu ý đến các yếu tố khác như đất. Công đoạn xử lý đất ruộng trước gieo sạ cần được chú trọng. Trục đánh bùn và san bằng mặt ruộng để rễ non dễ dàng bám đất.
▶ Các tàn dư thực vật mùa vụ trước phải được gom sạch và xử lý; để tránh làm nơi ẩn náu cho sâu bệnh hại, tồn đọng cỏ dại cạnh tranh với lúa non.
▶ Phối hợp bón lót cho đất trước gieo sạ hợp lý; giúp cải tạo đất, phân giải các chất tồn dư có trong đất. Đồng thời cung cấp lượng dinh dưỡng dồi dào để hạt giống nảy mầm. Lưu ý lưu lượng phân bón vừa đủ, không thừa không thiếu.
▶ Trước gieo sạ, phải hoàn thành cách li mùa vụ trước ít nhất 3 tuần; để đất phục hồi và xử lý các vấn đề sâu bệnh hại mùa trước triệt để.
▶ Khi tiến hành gieo sạ, khuyến khích bà con nông dân sử dụng phương pháp sạ hàng để tối ưu lượng giống, đạt hiệu quả nảy mầm cao. Tuy nhiên, phương pháp mới nhất là sạ bằng máy bay nông nghiệp. Đạt mật độ sạ đồng đều, tăng tỷ lệ nảy mầm; tiết kiệm thời gian gieo sạ, nguồn lao động.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *