Những năm gần đây, xu hướng phát triển bền vững ngày càng trở nên phổ biến. Không chỉ xuất hiện ở những ngành công nghiệp hiện đại và mũi nhọn như: công nghiệp, du lịch, thương mại, …. mà ngay cả trong ngành nông nghiệp truyền thống, mục tiêu phát triển theo hướng bền vững cũng đang được rất quan tâm.
Xu hướng phát triển bền vững này đã mở ra một tương lai mới cho sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Để đạt được mục tiêu vươn tầm ra các khu vực thành phố lớn có tiềm năng phát triển cao hơn, các nhà nghiên cứu nông nghiệp đã cùng nhau nghiên cứu và phát triển một giải pháp công nghệ tiên tiến, giúp hỗ trợ ngành nông nghiệp phát triển vượt bậc hơn trong tương lai.
Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những lợi ích bất ngờ mà chuỗi công nghệ cao của phân bón mang lại dành cho ngành nông nghiệp nước ta.

Ưu điểm cơ bản của chuỗi phát triển công nghệ nông nghiệp

Với việc áp dụng chuỗi công nghệ cao vào trong các quy trình sản xuất nông nghiệp đã và đang được nhiều nhà nông đánh giá rất tốt. Một số ưu điểm nổi bật đó chính là:
  • Tiết kiệm được thời gian và nguồn nhân lực tham gia vào quá trình sản xuất phân bón nông nghiệp.
  • Mang lại hiệu quả sản xuất cao hơn, giúp cho nông dân có được nguồn thu nhập ổn định và lâu dài hơn.
  • Hội nhập hóa xu hướng công nghệ toàn cầu trên toàn Thế Giới. So với trước đây khi nền nông nghiệp còn khá thô sơ và đậm nét dân dã, quá trình áp dụng công nghệ vào quy trình vận hành giúp cải thiện và nâng cấp hoàn toàn chuỗi sản xuất phân bón như hiện tại.

Phát triển bền vững cùng chuỗi công nghệ cao của phân bón trong sản xuất và chăm sóc cây trồng

  • Phân bón sinh học TST đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của các nông sản  tại nước ta. Cụ thể một vài nông sản được đem đi xuất khẩu sang các nước trên Thế Giới như: gạo, hồ tiêu, cà phê,… giúp mang lại hiệu quả kinh tế rất cao dành cho người trồng. Đây chính là một trong những lý do rất quan trọng, trong việc khẳng định mức độ cần thiết của quá trình phát triển phân bón sinh học TST.
  • Bên cạnh lợi ích về mặt kinh tế, phân bón TST còn là hướng đi lâu dài trong quá trình phát triển bền vững dành cho ngành nông nghiệp nước ta. Cụ thể, để tối ưu quá trình thúc đẩy và kích thích các loại cây trồng, phân bón sinh học TST giúp cải thiện quá trình hấp thụ dưỡng chất, giảm đi lượng thất thoát không đáng có. Từ đây hiệu quả đạt được sẽ được nâng cao và phát triển tốt hơn.
  • Góp phần tăng trưởng vào giá trị và chất lượng của của những nông sản Việt. Theo nghiên cứu về sự phát triển của cây trồng. Thông thường, tỷ lệ hấp thụ đạm từ phân bón của cây trồng chỉ đạt mức 40%, phân lân đạt khoảng từ 30% – 60%, 60% lượng kali trong phân bón. Những chất dinh dưỡng còn lại sẽ nhanh chóng bị bốc hơi hoặc bị rửa trôi do ảnh hưởng xấu đến từ thời tiết bên ngoài. Để khắc phục tình trạng trên, các nhà nghiên cứu đã phát triển và cho ra đời phân bón sinh học TST. Với thành phần cấu tạo kết hợp, việc sử dụng phân bón TST giúp hỗ trợ hấp thu tối đa lượng dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Từ đây khi mùa màng bội thu, chi phí chăm sóc cũng được tối ưu hơn sẽ góp phần nâng cao chất lượng đời sống của các nông dân như hiện nay.
Dựa vào một số ví dụ về mục đích của sự hình thành nên chuỗi công nghệ phân bón đã khẳng định một tương lai phát triển bền vững của ngành nông nghiệp nước ta.

Giải pháp phát triển bền vững trong nông nghiệp nhờ phân bón

Khi muốn xây dựng và phát triển theo xu hướng bền vững, chúng ta cần lưu ý một số tiêu chí sau:
  • Tổ chức và hệ thống hóa lại quy trình sản xuất đặc biệt là quá trình sản xuất phân bón cây trồng như hiện nay. Trên thực tế, mặc dù nhiều doanh nghiệp đã và đang áp dụng công nghệ vào sản xuất và kinh doanh phân bón Tuy nhiên, hiệu quả mang lại vẫn chưa thực sự cao làm ảnh hưởng nghiêm trọng hình ảnh phát triển nông nghiệp trên thị trường.
  • Sắp xếp lại dây chuyền sản xuất, sao cho đáp ứng đủ nhu cầu thực tế của phân bón trên xã hội. Từ đây, sự đóng góp ý kiến chất lượng và định hướng về chiến lược phát triển lâu dài hơn trong các mùa vụ sắp tới.
  • Xây dựng hình ảnh về các sản phẩm nông sản mùa vụ mang lại. Chuỗi công nghệ cao của phân bón chắc chắn sẽ là trợ thủ đắc lực nâng cao chất lượng và sức khỏe nông sản, đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình thúc đẩy phát triển bền vững mục tiêu mà cả nước mong muốn đạt được.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *